RỜ LE NHIỆT (RELAY) 25-32A- LSE

RỜ LE NHIỆT (RELAY) 25-32A- LSE

THƯƠNG HIỆU : LSE

DÒNG TẢI : 25A-32A

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC GIÁ TỐT HƠN

  • 162.000đ 190.000đ
  • 1081
  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

 
Relay nhiệt là thiết bị dùng cho việc bảo vệ động cơ hay các thiết bị điện, mạch điện…khỏi tình trạng quá tải. Thực tế, tình trạng quá tải có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đối với động cơ, mạch điện hay các máy móc. Thậm chí, nó có thể khiến chúng bị hư hỏng. Bởi thực tế, nếu tình trạng quá tải ngắn và diễn ra trong thời gian ngắn thì các động cơ, thiết bị có thể được bảo vệ. Nhưng nếu sự cố này xảy ra trong thời gian dài với dòng điện quá tải ở mức lớn sẽ gây nên những tổn thất không nhỏ. Vì thế, việc sử dụng relay nhiệt là giải pháp hoàn hảo để ngắt mạch động cơ khi phát hiện ra tình trạng quá tải khiến động cơ không có khả năng chịu đựng. Tính năng này được relay nhiệt sử dụng tác dụng nhiệt lên dòng điện. Nó sẽ giúp động cơ được bảo vệ tốt nhất.

Cấu tạo của relay nhiệt
 

Mặc dù, relay nhiệt trên thị trường có nhiều mẫu mã, thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, cấu tạo của thiết bị này sẽ gồm các bộ phận cơ bản như: tiếp điểm, phần tử gia nhiệt, tấm lưỡng kim. Trong 3 bộ phận này thì tấm lưỡng kim được xem là phần tử quan trọng của relay nhiệt.

Tấm lưỡng kim được thiết kế với 2 kim loại chất liệu khác nhau nên hệ số giãn nở cũng không giống nhau. Lớp tích cực là tên gọi dành cho tấm có hệ số giãn nở nhiệt lớn còn lớp thụ động là dùng để gọi tấm có hệ số giãn nở nhỏ. Khi được nung nóng, bộ phận này sẽ bắt đầu giãn nở. Do đặc điểm giãn nở của 2 tấm khác nhau nên tấm lưỡng kim sẽ thường bị uống cong khi nhiệt tăng cao. Điều này khiến cho tiếp điểm của Relay nhiệt chuyển động để làm mạch điện bị đứt.

cấu tạo relay nhiệt

Nguyên lý làm việc của relay nhiệt
 

Nếu động cơ làm việc ổn định sẽ không sinh ra nhiệt ở relay nhiệt. Vì thế, tiếp điểm cũng sẽ nằm ở vị trí đóng. Nhưng nếu xuất hiện tình trạng quá tải, relay nhiệt sẽ sinh nhiệt lớn làm tấm lưỡng kim bị bẻ cong khiến cho các tiếp điểm di chuyển . Khi đó, mạch điều khiển sẽ được cắt đến động cơ để bảo vệ an toàn cho động cơ. Khi sự cố quá tải qua đi, relay nhiệt nguội lại, động cơ có thể khởi động lại bình thường.

Thường thì relay nhiệt sẽ có 2 hình thức đặt lại là tự động hay thủ công. Việc lựa chọn đặt lại thủ công hay tự cộng có thể thực hiện bằng cách điều chỉnh vít đặt lại. Đa số Relay nhiệt sau khi sản xuất sẽ được đặt ở trạng trí tự động đặt lại. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể để nguyên nó ở dạng mặc định là đặt lại tự động hay đặt lại thủ công.  

Tuy nhiên, một điều mà người dùng cần biết là dù cho chọn tính năng tự động đặt lại hay đặt lại thủ công thì sau khi sự cố quá đi, động cơ cũng không thể tự khởi động. Chỉ khi relay nhiệt được đặt lại ở trạng thái đặt bằng tay. Điều này giúp ngăn chặn việc động cơ liên tục sẽ dễ bị lỗi.

nguyên lý làm việc relay nhiệt

Trong đó,

A là dãi lương kim được làm nóng gián tiếp

B là nắp trượt

C là đòn bẩy

D là cần tiếp xúc

E là dãi lưỡng kim bù trừ

Phân loại relay nhiệt
 

Có nhiều cách để phân loại Relay nhiệt như:

  • Đối với tấm lượng kim: Bộ phận này thường được làm từ 2 kim loại khác nhau, thường là niken mangan cùng với tấm đồng. 2 kim loại có chỉ số giãn nở khác nhau nên khi có nhiệt độ cao chúng sẽ uốn cong. Đây là bộ phận được dùng rộng rãi và thường kết hợp với contactor thành bộ khởi động từ.
  • Loại nhiệt điện trở: Đây là relay nhiệt được làm với các đặc tính của điện trở. Thiết bị sẽ thay đổi theo nhiệt độ.
  • Loại hợp kim nóng chảy: Nó thường được dùng nhiệt khi dòng điện xảy ra tình trạng quá tải. Khi đó, hợp kim nóng chảy một khi đạt đến giá trị nhiệt nhất định sẽ là tác động đến relay nhiệt.

 

Sản phẩm cùng loại
Zalo
Hotline